Liệt nửa người xuất hiện do tình trạng đột quỵ, khả năng dự đoán trước gần như là không thể. Nhưng ta vẫn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc phải bằng cách nắm chắc những nguyên nhân dẫn đến hội chứng trên và thực hiện các biện pháp dưới đây nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc phải.
Liệt nửa người là hội chứng gì?
Hội chứng liệt nửa người xuất hiện khi não bị tổn thương. Khi bị tổn thương não phải, cơ thể người bệnh bị liệt hoàn toàn bên trái và ngược lại. Một số trường hợp, người bệnh vẫn có thể cử động được phần cơ thể bị liệt nhưng những bộ phận đó bị suy yếu dần và mất dần khả năng cử động nếu không được điều trị kịp thời.
Người bệnh bị liệt nửa người bị ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt thường ngày. Ngay cả đến những sinh hoạt đơn giản như vệ sinh cá nhân cũng vô cùng khó khăn khi mà các chi và cơ mặt dường như không thể cử động.
Tình trạng liệt nửa người thường được chia thành 2 nhánh nhỏ:
– Do bẩm sinh: Tổn thương não từ khi mới sinh ra.
– Do mắc phải: Tổn thương não xuất hiện khi người bệnh gặp phải các bệnh hoặc tai nạn dẫn tới biến chứng tổn thương về não hoặc hệ thần kinh. Trường hợp liệt nửa người do mắc phải lại được chia thành 2 tình trạng là:
– Đột ngột: Nguyên nhân chủ yếu là do đột quỵ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến não. Nguyên nhân có thể là do trải qua xúc động mạnh hoặc xốc nhiệt dẫn đến đột quỵ.
– Xuất hiện dần: Người bệnh mắc phải các bệnh về thần kinh hoặc triệu chứng thoái hóa hệ thần kinh dẫn đến tình trạng liệt nửa người. Thường xuất hiện ở người cao tuổi một cách âm thầm và chậm rãi.
Ngoài ra, hội chứng liệt nửa người cũng chia làm 2 loại theo triệu chứng là:
– Liệt mềm nửa người khi bị tổn thương tháp hủy hoại.
– Liệt cứng nửa người khi bị tổn thương tháp kích thích.
Nguyên nhân bị liệt nửa người
Liệt nửa người chỉ là biểu hiện của nhiều loại bênh khác nhau như: đột quỵ, xuất huyết não và các bệnh liên quan đến mạch máu não, hệ thần kinh – khi cơ thể không cung cấp đủ máu lên não. Ngoài ra, tình trạng này còn xuất hiện khi bệnh nhân bị các bệnh sau:
– Chấn thương sọ não, hệ thần kinh.
– Xuất hiện khối u ở não – gây chèn ép dây thần kinh.
– Áp-xe não.
– Bệnh đa xơ cứng hoặc các bệnh khiến vỏ bọc tế bào thần kinh bị hủy hoại nói chung.
– Viêm não, viêm màng não, vi khuẩn hoặc vi rút xâm nhập não.
– Virus gây bại liệt (như poliovirus), gây rối loạn thần kinh vận động.
Liệt nửa người biểu hiện bệnh gì?
Liệt nửa người là biểu hiện của nhiều loại bệnh khác nhau, mà trong đó đa số là các bệnh về mạch máu hoặc hệ thần kinh. Ví dụ như:
– Huyết áp cao.
– Các bệnh tim mạch.
– Chấn thương vùng đầu.
– Đột quỵ.
– Các bệnh về não (viêm màng não, viêm não, u não,…)
Triệu chứng khi mắc phải thường là:
– Dễ mất thăng bằng.
– Gặp khó khăn khi cử động và di chuyển.
– Khó khăn trong việc sử dụng miệng.
– Mất cảm giác hoặc tê liệt một bên cơ thể.
– Mắc các triệu chứng rối loạn: rối loạn cử động, rối loạn nhịp thở, rối loạn nhịp tim, rối loạn giác quan, rối loạn tâm thần, rối loạn thực vật,…\
Điều trị khi bị liệt một nửa người
Việc đầu tiên cần làm là kiểm tra tổng quát ban đầu nhằm tìm ra khu vực bị tổn thương của hệ thần kinh. Những thông tin về bệnh sử của người bệnh hoặc người thân trong gia đình cũng đóng góp không nhỏ trong quá trình khám lâm sàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể xác định nguyên nhân gây ra liệt một nửa người bằng cách thực hiện các xét nghiệm sau:
– Xét nghiệm công thức máu toàn bộ;
– Xét nghiệm sinh hóa máu;
– Chụp cắt lớp vi tính sọ não;
– Chụp cộng hưởng từ sọ não;
– Điện não đồ.
Trong quá trình điều trị, người bệnh và người nhà bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:
– Tuyệt đối áp dụng phác đồ điều trị của bác sĩ. Không tự ý nghe theo những chỉ dẫn vô căn cứ tránh dẫn đến tình trạng ngoài ý muốn.
– Thuốc hạ huyết áp và giảm cholesterol: Dùng cho những người liệt nửa thân do đột quỵ.
– Thuốc kháng đông: Có khả năng giảm tình trạng tắc nghẽn mạch máu, giảm thiểu tình trạng thiếu máu lên não.
– Kháng sinh: Chống viêm não.
– Thuốc giãn cơ: Giúp giảm tình trạng xơ cứng cơ bên cơ thể bị liệt, tăng khả năng hồi phục.
– Phẫu thuật: Lấy các dị vật trong não, phù não, tổn thương dây chằng hoặc gân, …
– Vật lý trị liệu
– Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, cũng cần phải lưu ý đề phòng những biến chứng có thể xảy ra như lở loét, nhiễm khuẩn, cứng cơ,…
– Thay đổi tư thế nằm liên tục cho bệnh nhân.
– Vị trí nằm cần được thiết kế thoáng mát (sử dụng đệm nước, đệm không khí), gần cửa sổ.
– Thường xuyên xoa bóp cơ thể cho người bệnh.
– Hướng dẫn người bệnh vận động những động tác đơn giản.
– Bổ sung chất dinh dưỡng vào thực đơn.
Cách phòng ngừa bệnh liệt nửa người
Dù liệt nửa người xuất hiện do tình trạng đột quỵ, khả năng dự đoán trước gần như là 0%. Nhưng ta vẫn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc phải nếu thực hiện theo những biện pháp sau:
– Tập thể dục đều đặn, đặc biệt là những bài tập giữ thăng bằng và cơ chân.
– Có chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ.
– Ngủ đủ và sâu giấc.
– Sử dụng giày dép phù hợp.
– Không sử dụng thuốc là và các đồ uống có cồn.
Tham khảo thêm: Suy tim và cách phòng ngừa khi mùa đông tới